Thực hiện Công văn số 1242/BGDĐT-KHCNMT ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá tình hình thực hiện hoạt động KH&CN 5 năm 2016 - 2020, xây dựng khung kế hoạch KH&CN 5 năm 2021 - 2025 và kế hoạch KH&CN năm 2021, Trường Đại học Vinh đã thông báo rộng rãi chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến toàn thể cán bộ, giảng viên trong toàn Trường biết và tham gia đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2021.

Tính đến 17:00 giờ ngày 19/4/2020, Phòng KH&HTQT nhận được 42 phiếu đề xuất của các cá nhân gửi về tham gia xét chọn, trong đó:

Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ có 20 phiếu;

Lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn có 22 phiếu.

Trên cơ sở đề xuất của các cá nhân, Nhà trường thành lập Hội đồng và tiến hành tuyển chọn qua 2 vòng:

Vòng 1. Các thành viên Hội đồng độc lập đánh giá theo phương thức phản biện kín.

Đây là vòng sơ loại, Hội đồng tập trung đánh giá số lượng, chất lượng sản phẩm bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có trong cơ sở dữ liệu WoS/Scopus (theo đăng ký của cá nhân đề xuất). Do đó, thang điểm đánh giá của vòng này có 80% trọng số điểm dành cho sản phẩm đăng ký. Trong đó: 50% trọng số tính cho “mức sàn” đăng ký 01 bài; 30% trọng số dành cho các cá nhân đăng ký vượt trội.

Danh mục các tạp chí khoa học được phân thứ tự ưu tiên theo cơ sở dữ liệu trích dẫn của tạp chí. Cụ thể như sau:

Bảng 1. Thứ tự ưu tiên chung giữa 2 khối

Thứ tự ưu tiên được sắp xếp từ 1 đến 5

Danh mục bài báo

Khối KHTNKT&CN

Khối KHXH&NV

SCIE

Ưu tiên 1

Ưu tiên 1

A&HCI hoặc SSCI

Không tính

ESCI

Ưu tiên 3

Ưu tiên 2

Scopus

Ưu tiên 4

Ưu tiên 3

CPCI-S

Ưu tiên 5

Ưu tiên 4

 

Bảng 2. Thứ tự ưu tiên trong mỗi khối

Thứ tự ưu tiên được sắp xếp từ 1 đến 4

Thứ tự ưu tiên

Khối KHTNKT&CN

Khối KHXH&NV

Ưu tiên 1

SCIE

SCIE; A&HCI; SSCI

Ưu tiên 2

ESCI

ESCI

Ưu tiên 3

Scopus

Scopus

Ưu tiên 4

CPCI-S

CPCI-S

 

Căn cứ thứ tự ưu tiên trên, thang điểm đánh giá có sự khác nhau trong mỗi lĩnh vực, có sự ưu tiên cho lĩnh vực KHXH&NV.

Vòng 2.  Khác với vòng 1, tiêu chí vòng 2 phải được Hội đồng thảo luận và quyết định trên cơ sở đề xuất của Phòng KH&HTQT. Cụ thể, Hội đồng thảo luận và đưa ra phương án chọn lựa danh mục:

1. Chỉ xem xét các đề xuất đề tài đúng định hướng kế hoạch KH&CN 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo Công văn số 1242/BGDĐT-KHCNMT ngày 31/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

2. Để đảm bảo sự cân bằng, Hội đồng quyết định việc đánh giá theo từng lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ (KHTNKT&CN); Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV). Xem xét lựa chọn 09 danh mục thuộc lĩnh vực KHTNKT&CN và 04 danh mục thuộc lĩnh vực KHXH&XH gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, phê duyệt.

4. Sử dụng kết quả vòng 1 để tham khảo cho việc đánh giá lựa chọn ở vòng 2. Kết quả đánh giá vòng 2 được sử dụng để lựa chọn 13 danh mục gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo nguyên tắc: lấy từ trên xuống theo tổng điểm đánh giá của các thành viên hội đồng đủ 09 danh mục (đối với lĩnh vực KHTNKT&CN); đủ 04 danh mục (đối với lĩnh vực KHXH&NV).

5. Không ưu tiên xem xét các trường hợp sau đây:

- Các đề xuất đề tài không đăng ký sản phẩm là công trình công bố trên các tạp chí khoa học có trong cơ sở dữ liệu của WoS/Scopus;

- Cá nhân đề xuất đang là chủ nhiệm đề tài từ cấp Bộ trở lên nhưng chưa nghiệm thu cấp cơ sở;

- Cá nhân đề xuất chưa có công trình nào công bố trên các tạp chí thuộc cơ sở dữ liệu của WoS/Scopus (tính đến thời điểm xét đề tài);

- Các cá nhân đề xuất từ 1 - 2 năm trở lên không trúng tuyển danh mục ở cấp Bộ. Trừ trường hợp cá nhân đó có kết quả nghiên cứu tốt trong thời gian gần đây.

6. Xem xét ưu tiên các trường hợp sau:

- Các cá nhân có kết quả nghiên cứu và công bố xuất sắc trong 5 năm gần đây. Cụ thể: có công trình công bố trên các tạp chí khoa học thuộc cơ sở dữ liệu WoS/Scopus (có tính đến ranking tạp chí và vai trò của tác giả);

- Các cá nhân vừa hoàn thành luận án tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nước, trong quá trình làm luận án/luận văn đã có kết quả nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học thuộc cơ sở dữ liệu WoS/Scopus (xem xét ưu tiên để nuôi dưỡng hướng nghiên cứu, giữ nhiệt huyết khoa học,…).

Trên cơ sở thống nhất quan điểm trên, các thành viên Hội đồng xem xét, đánh giá và cho điểm từng danh mục đề xuất.

Căn cứ tổng điểm đánh giá của các thành viên Hội đồng, lấy từ cao xuống thấp đủ 09 danh mục (cho lĩnh vực KHTNKT&CN); đủ 04 danh mục (cho với lĩnh vực KHXH&NV).

Hội đồng đã lựa chọn được 13 danh mục trình Hiệu trưởng Nhà trường xem xét và quyết định gửi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt triển khai từ năm 2021 (danh sách trong file đính kèm phía dưới bài viết).

tong_hop_danh_muc_b_2021.pdf