Nhằm đáp ứng chính sách của các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông việc xây dựng và mở rộng mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước theo nguyên tắc các bên cùng có lợi đã khuyến khích cho nhiều hợp tác về giáo dục.
Ngoài ra còn tổ chức các dự án về chuyên môn trên các lĩnh vực, tổ chức tập huấn, tham quan thực tế, phát triển chương trình giảng dạy nhằm phát triển nguồn nhân lực, tổ chức Hội thảo tầm quốc tế, kể cả công tác nghiên cứu khoa học trên các mặt có liên quan. Nhóm các tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan bao gồm các tỉnh Sakon Nakhon, Nakhon Phanom và Mucdahan có các chính sách về hợp tác quốc tế một cách rõ ràng đặc biệt trong việc tham gia nhóm 9 tỉnh 3 nước sử dụng đường 8 và đường 12 của cả 3 nước Thái Lan, Lào và Việt Nam. Có đường lối trong việc phát triển và phối hợp tốt trong suốt thời gian qua,   xây dựng được mối quan hệ hữu nghị trong khu vực một cách bền vững trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch, thể thao và giáo dục. Từ những hợp tác kể trên trường ĐH Ratjabhat Sakon Nakhon được sự ủy nhiệm của nhóm các tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan thực hiện chương trình phát triển tiềm năng cho nhân dân sẵn sàng trong việc hội nhập ASEAN từ năm 2011. Nhằm mục đích cho giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh ở các trường ĐH và trường PT của 3 nước Thái Lan – Lào – Việt Nam được học hỏi ngôn ngữ, trao đổi văn hóa, nâng cao sự hiểu biết, cùng nhau hợp tác phát triển các nước trong khu vực trong tương lai, đồng thời là sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc hội nhập ASEAN.

 

 

 

Năm 2013, Dự án Nhóm các tỉnh Bắc Thái Lan 2 tài trợ Chương trình trao đổi sinh viên giữa các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kong (GMS). Theo chương trình, sinh viên thuộc 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Lào sẽ tham gia các hoạt động chung để trao đổi kinh nghiệm học tập, nghiên cứu, trao đổi văn hoá và chia sẻ kinh nghiệm hội nhập thế giới. Trường Đại học Vinh cử hai đại diện sinh viên tham dự chương trình là em Trương Hữu Quý, sinh viên lớp 52B1 Tiếng Anh và em Nguyễn Thùy Trang, sinh viên lớp 52B3 Tiếng Anh, Khoa Ngoại ngữ. Các em sẽ tham gia tất cả các hoạt động trong chương trình từ ngày 21/06/2013 đến hết ngày 29/06/2013. Các hoạt động trong quá trình tham gia chương trình bao gồm:
 
1. Học ngôn ngữ các nước láng giềng.
2. Tổ chức tọa đàm trao đổi ý kiến.    
3. Hội thảo chuyên môn theo các chủ đề đã quy định.
4. Trao đổi ngôn ngữ và văn hóa
5. Thăm và gặp gỡ các cấp lãnh đạo.
6. Gặp gỡ các thanh niên và người dân của địa phương.
7. Tham quan các địa điểm quan trọng.
8. Hợp tác trong các hoạt động của xã hội.
 
Chương trình được tổ chức thường niên vào dịp tháng 06, kỳ nghỉ hè của sinh viên để các em được tham gia đầy đủ và hiệu quả.

Bài và ảnh: Nguyễn Hải